Vừa qua, tại Hội trường QTDND Tân Hiệp - huyện Châu Thành đã diễn ra Hội nghị Sơ kết hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) 9 tháng đầu năm 2014. Tham dự Hội nghị có Ban Giám đốc, Trưởng phòng và các chuyên viên Phòng Thanh tra và Phòng Tổng hợp NHNN tỉnh; Đại diện Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Long An; Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Kiểm soát viên chuyên trách, Giám đốc, kế toán trưởng và cán bộ tín dụng của 16 QTDND trên địa bàn tỉnh. Hội nghị diễn ra dưới sự chủ trì của Ông Võ Thanh Nhã – Giám đốc NHNN tỉnh.
Những rủi ro về thu hồi vốn cho vay từ các QTDND bị khủng hoảng này luôn là bất khả kháng, nhưng NHHT vẫn không thể dừng trong dòng chảy và phát triển của các QTDND.
Quỹ Tín dụng nhân dân Nhơn Lộc hoạt động ở các xã phía Tây Nam thị xã An Nhơn: Nhơn Lộc, Nhơn Phúc, Nhơn Tân, Nhơn Thọ. Thời gian qua, QTDND Nhơn Lộc đã nỗ lực vượt khó, hoạt động tín dụng có hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn...
Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 10 của NHNN chiều nay (28/10), cộng đồng DN và cả nền kinh tế nức lòng trước thông tin NHNN tiếp tục giảm trần lãi suất huy động VND các kỳ hạn ngắn từ 6%/năm xuống còn 5,5%/năm kể từ 29/10. Bởi điều đó sẽ tạo điều kiện để các TCTD hạ thấp hơn lãi suất cho vay, hỗ trợ DN phục hồi SXKD.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 96/2014/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Theo đó, Nghị định 96 bổ sung thêm nhiều hành vi vi phạm vào diện xử phạt cũng như tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm.
"Làm kinh doanh tiền tệ điều quan trọng đầu tiên là chữ tín làm đầu, kế tiếp là nhận lãnh sứ mạng tìm kiếm, kiến tạo những đỉnh cao mới. Ngay khi mình đứng ở đỉnh cao này, thì từ trước đó đã phải để mắt tìm kiếm một đỉnh cao mới và lèo lái doanh nghiệp của mình trèo lên!". Đây là chia sẻ của Giám đốc QTDND Mỹ Phước (An Giang), bà Nguyễn Thị Thu Dung.
QTDND Mỹ Phước là 1 trong 24 quỹ tín dụng nhân dân tại tỉnh An Giang, nhiều năm liền được xếp loại 1. Gần 20 năm hoạt động hiệu quả, mỗi năm đơn vị chung góp 450 triệu đồng hoạt động xã hội từ thiện và Quỹ Học bổng Vừ A Dính.
Ngày 18/10/2014, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình đối thoại “Khơi dòng tín dụng cho nền kinh tế”. Tham dự diễn đàn đối thoại có Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, đại diện lãnh đạo một số vụ, cục có liên quan của NHNN; đại diện Lãnh đạo một số NHTM, Hội Doanh nghiệp Trẻ Việt Nam, Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội và ngư dân…
Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước (NHNN)Việt Nam. NHNN chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã sớm triển khai và thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND).
Những năm qua, trong điều kiện môi trường kinh doanh tiền tệ, tín dụng ít thuận lợi, các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) vốn ít, lãi xuất huy động, lãi xuất cho vay cao cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn, mặc dù vậy các QTDND trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực không ngừng, vươn lên trong hoạt động, góp phần mình cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Về phía các TCTD, còn chưa đầy 3 tháng nữa năm tài chính sẽ kết thúc nên đây là giai đoạn chạy nước rút của họ để hoàn thành các kế hoạch năm. Thêm vào đó, với sự khởi sắc trở lại của nền kinh tế, các TCTD cho rằng TTTD trong quý IV có thể tăng trưởng bình quân 5,1%.
Về cơ bản, các hoạt động tiềm ẩn rủi ro đã được TCTD từng bước khắc phục, chất lượng hoạt động quản trị điều hành được nâng cao, cơ cấu tổ chức từng bước tinh gọn, tập trung và hoạt động hiệu quả…
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia NH thì việc chủ động giảm LSHĐ kỳ hạn ngắn, tăng lãi suất kỳ hạn dài đã giúp các NH thiết lập đường cong lãi suất tương đối chuẩn cho mình. Đây là cơ hội rất tốt để các NH thay đổi cơ cấu tiền gửi, huy động vốn trung, dài hạn nhiều hơn, tạo điều kiện cấp vốn dài hạn cho khách hàng…
Từng là lãnh đạo xã, một chủ thầu xây dựng làm ăn khá phát đạt, lợi nhuận kinh doanh mà ông Nguyễn Văn Tám kiếm được từ các dự án xây dựng chắc chắn ăn đứt so với việc trở thành một giám đốc quỹ tín dụng nhân dân (QTDND).
Hiện xã Hiệp Cường, huyện Kim Động (tỉnh Hưng Yên) có khoảng 2000 hộ dân thì đã có 1.380 thành viên của QTDND Hiệp Cường. Dư nợ hiện tại của Quỹ đạt 45,3 tỷ đồng, nguồn vốn huy động lên tới 67 tỷ đồng.
Ngày 26/9/2014, tại Hà Nội Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) phối hợp với Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG tổ chức Hội thảo chuyên đề “Quản trị rủi ro 2014”. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Phước Thanh đã tới dự và phát biểu tại Hội thảo. Tham dự hội thảo có các nhà quản lý, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và quản trị rủi ro.
Trong nhiều năm qua, người dân ở thị trấn Thanh Thủy đã coi Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Thanh Thủy như người bạn đồng hành của mình. Bởi vì, mỗi lần gặp khó khăn về vốn, họ luôn được Quỹ chia sẻ và hỗ trợ kịp thời. Với các chỉ số tăng trưởng tốt, nguồn vốn huy động từ Quỹ đã góp phần giúp nhiều hộ nông dân làm ăn hiệu quả, thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Quỹ tín dụng nhân dân Song Lộc (QTDND), huyện Châu Thành, Trà Vinh là loại hình hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu là tương trợ, giúp đỡ các thành viên vay vốn sản xuất, giảm nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình.